Lời ngỏ

Kính thưa quý bạn đọc!

Sau khi Quốc hội phát đi lời kêu gọi góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có nhiều ý kiến góp ý công

khai được đăng tải trên mạng chính thức cũng như không chính thức, thể hiện được sự quan tâm của người dân nói chung về việc sửa đổi Hiến pháp lần này; đồng thời, thể hiện rõ tính dân chủ, minh bạch và rất thiện chí trong chủ trương lấy ý kiến đóng góp của Quốc hội...

Trong các ý kiến nêu ra, mỗi ý kiến đều thể hiện góc nhìn, quan điểm, lập trường, trình độ hiểu biết khác nhau, như vậy cũng là dịp để Quốc hội "thấy" được sự đa dạng trong các giai tầng xã hội. Chắc chắn việc tiếp thu ý kiến đóng góp sẽ không thể gom hết, bổ sung hết... mà cần phải sàng lọc, đánh giá và rút tỉa ra được cái tinh tuý vừa mang tính tiến bộ vừa mang tính phổ quát. Để làm được việc này, Quốc hội hẳn sẽ phải làm việc hết sức nghiêm túc, có trách nhiệm và khoa học.

Các ý kiến đóng góp có thể được ghi nhận để bổ sung (toàn bộ, hoặc một phần), cũng có thể chỉ để tham khảo... là công dân có trách nhiệm và có tinh thần xây dựng sẽ không lấy làm bức xúc nếu ý kiến mình chưa được ghi nhận.

Blog này được lập ra nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc hội. Với mong muốn sẽ là diễn đàn truyền tải đến bạn đọc những ý kiến mang tính xây dựng tích cực; ngược lại, cũng là cơ hội để chỉ ra những sai lầm, thiếu thiện chí từ các ý kiến góp ý được loan truyền trong thời gian qua. Chúng tôi cũng đặc biệt xin phép đăng lại bài viết từ các diễn đàn để phổ biến đến bạn đọc trước khi hỏi ý kiến tác giả, tác giả nào không đồng ý xin vui lòng phản hồi, chúng tôi sẽ rút bài viết xuống.

Trên tinh thần ấy, chúng tôi rất mong được quý bạn đọc quan tâm, ủng hộ!

Liên hệ: tanhienphap2013@gmail.com

Xin trân trọng!

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Không nên thu hồi đất để làm dự án kinh tế

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang được trình Quốc hội, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế vẫn được ghi nhận.















TS Nguyễn Ngọc Điện - Ảnh: T.Đạm
Trước đây, trong khuôn khổ góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có nhiều ý kiến cho rằng không nên thừa nhận quyền thu hồi đất để thực hiện các dự án kinh tế. Lý do được đưa ra là quyền này dễ bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm, gây hệ lụy xã hội tiêu cực, nguy hiểm.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Quốc hội sẽ mổ xẻ thực trạng kinh tế

Trong tuần làm việc thứ hai của kỳ họp, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch năm 2014.

Cả ngày thứ 5 (31/10) và buổi sáng thứ 6 (1/11), gần 500 đại biểu sẽ cùng bàn thảo tại hội trường về thực trạng của nền kinh tế năm 2013, kế hoạch cho năm 2014 và tình hình cả giai đoạn 5 năm 2011-2015. Kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế cũng được thảo luận đồng thời.

Không nên hiến định các trường hợp thu hồi đất

ĐBQH cho rằng không nên hiến định các trường hợp thu hồi đất vì còn thu hồi, còn khiếu kiện.

Đề cập vấn đề đất đai tại thảo luận tổ sáng 23/10 về dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cho rằng thu hẹp phạm vi thu hồi đất sẽ giúp giảm khiếu kiện nhưng mọi quy định phải rõ ràng.
"Hiến pháp chỉ nên quy định "Nhà nước trưng dụng và thu hồi đất theo luật định" chứ không đưa các trường hợp thu hồi đất vào Hiến pháp. Vì tôi thấy còn thu hồi đất thì còn khiếu kiện. Không phải cứ trả tiền cao lên là dân đồng ý. Thực tế văn hóa sử dụng đất còn gắn với tâm linh, mồ mả, long mạch, đền thờ, miếu mạo... Nhưng trong công cuộc công nghiệp hóa thì không thể không thu hồi. Nhà nước phải chứng minh được lợi ích mà dự án mang lại, và quy định điều này trong luật Đất đai".

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng

 Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi mới nhất vừa trình QH sáng nay đã bổ sung một số điều khoản làm rõ hơn trách nhiệm cá nhân của thành viên Chính phủ trước Thủ tướng. 

Tại phiên họp QH sáng nay, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý đã trình bày báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu và nhân dân về dự thảo.
So với bản dự thảo trình ở kỳ họp trước, dự thảo lần này gồm 11 chương, 120 điều, giảm 4 điều. Những vấn đề quan trọng như chế độ chính trị, tên nước, vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng, chế độ sở hữu đất đai toàn dân, quy định lực lượng vũ trang trung thành với Đảng... được giữ nguyên.
Đáng chú ý là quy định lập Hội đồng Hiến pháp được ban soạn thảo đề nghị không bổ sung vào dự thảo lần này. 

Dành bội chi ngân sách cho đầu tư phát triển và trả nợ

Sáng nay 21-10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã báo cáo với Quốc hội tình hình kinh tế, xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và nhiệm vụ năm 2014 - 2015.

Nợ xấu còn cao
Thủ tướng Chính phủ cho biết dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm 2013 đạt khoảng 7% (kế hoạch khoảng 8%). Tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, đạt mức khoảng 12 tuần nhập khẩu, tăng từ 6 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2010 lên 6,5 tuần vào cuối năm 2011 và khoảng 12 tuần vào cuối năm 2012 và 2013.
Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bên cạnh kết quả đạt được, kinh tế - xã hội vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Cụ thể như sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nợ xấu còn cao (đến cuối tháng 8-2013, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,64%). Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Tăng trưởng GDP chưa đạt kế hoạch (5,4% so với kế hoạch 5,5%).

'Lợi ích dân tộc là mục tiêu cao nhất'

- Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh mới, phải đột phá trong đổi mới tư duy phát triển, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất để có chủ trương, chính sách huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Báo cáo tại phiên họp Quốc hội sáng nay về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, trong 15 chỉ tiêu được Quốc hội thông qua, Chính phủ thực hiện đạt 11 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch, 2 chỉ tiêu xấp xỉ đạt và 2 chỉ tiêu không đạt.
Trong đó 2 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP (đạt 29,1% so với kế hoạch 30%) và tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước/GDP (5,3% so với kế hoạch 4,8%). Hai chỉ tiêu xấp xỉ đạt là tăng trưởng GDP (đạt 5,4% so với kế hoạch 5,5%) và tạo việc làm (tạo được 1,54 triệu việc làm so với kế hoạch 1,6 triệu).

Luật Đất đai phải đáp ứng mong mỏi của dân

- Hiến pháp sửa đổi và luật Đất đai sửa đổi là hai nội dung được Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp QH sáng nay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu bật 4 nội dung quan trọng của kỳ họp.
Về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông cho hay, dự thảo đã được tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thu hút được sự tham gia tích cực với nhiều ý kiến tâm huyết của đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài.