Lời ngỏ

Kính thưa quý bạn đọc!

Sau khi Quốc hội phát đi lời kêu gọi góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có nhiều ý kiến góp ý công

khai được đăng tải trên mạng chính thức cũng như không chính thức, thể hiện được sự quan tâm của người dân nói chung về việc sửa đổi Hiến pháp lần này; đồng thời, thể hiện rõ tính dân chủ, minh bạch và rất thiện chí trong chủ trương lấy ý kiến đóng góp của Quốc hội...

Trong các ý kiến nêu ra, mỗi ý kiến đều thể hiện góc nhìn, quan điểm, lập trường, trình độ hiểu biết khác nhau, như vậy cũng là dịp để Quốc hội "thấy" được sự đa dạng trong các giai tầng xã hội. Chắc chắn việc tiếp thu ý kiến đóng góp sẽ không thể gom hết, bổ sung hết... mà cần phải sàng lọc, đánh giá và rút tỉa ra được cái tinh tuý vừa mang tính tiến bộ vừa mang tính phổ quát. Để làm được việc này, Quốc hội hẳn sẽ phải làm việc hết sức nghiêm túc, có trách nhiệm và khoa học.

Các ý kiến đóng góp có thể được ghi nhận để bổ sung (toàn bộ, hoặc một phần), cũng có thể chỉ để tham khảo... là công dân có trách nhiệm và có tinh thần xây dựng sẽ không lấy làm bức xúc nếu ý kiến mình chưa được ghi nhận.

Blog này được lập ra nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc hội. Với mong muốn sẽ là diễn đàn truyền tải đến bạn đọc những ý kiến mang tính xây dựng tích cực; ngược lại, cũng là cơ hội để chỉ ra những sai lầm, thiếu thiện chí từ các ý kiến góp ý được loan truyền trong thời gian qua. Chúng tôi cũng đặc biệt xin phép đăng lại bài viết từ các diễn đàn để phổ biến đến bạn đọc trước khi hỏi ý kiến tác giả, tác giả nào không đồng ý xin vui lòng phản hồi, chúng tôi sẽ rút bài viết xuống.

Trên tinh thần ấy, chúng tôi rất mong được quý bạn đọc quan tâm, ủng hộ!

Liên hệ: tanhienphap2013@gmail.com

Xin trân trọng!

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Quốc hội sẽ mổ xẻ thực trạng kinh tế

Trong tuần làm việc thứ hai của kỳ họp, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch năm 2014.

Cả ngày thứ 5 (31/10) và buổi sáng thứ 6 (1/11), gần 500 đại biểu sẽ cùng bàn thảo tại hội trường về thực trạng của nền kinh tế năm 2013, kế hoạch cho năm 2014 và tình hình cả giai đoạn 5 năm 2011-2015. Kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế cũng được thảo luận đồng thời.

Các nội dung này sẽ được tường thuật trực tiếp qua sóng phát thanh, truyền hình.
Quoc-hoi-ky-6-5267-1382417842-7994-13828
Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ hai của kỳ họp dài 6 tuần. Ảnh: VGP.
Vào tuần đầu tiên của kỳ họp Quốc hội cuối năm, khi thảo luận về nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình kinh tế đất nước. Nhiều đại biểu cho rằng, báo cáo của Chính phủ dù nêu thực trạng nhưng vẫn còn “hồng” so với thực tế. Đặc biệt, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong bài phát biểu dài tại tổ đã bày tỏ sự trăn trở về nỗi lo tụt hậu của đất nước.
“Bạn bè quốc tế nói với tôi rằng VN nếu không đổi mới căn bản, triệt để thể chế kinh tế, không tiếp tục thị trường hóa một cách mạnh mẽ thì kinh tế VN sẽ đi xuống chứ không phải là đi ngang hay rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tôi cho rằng nếu không làm được như vậy thì chúng ta sẽ tụt hậu nhanh so với các nước bên cạnh, không chỉ là Thái Lan, Indonesia, Malaysia mà ngay cả với các nước láng giềng là Campuchia và Lào nữa”, ông Vinh phát biểu tại phiên họp tổ ngày 24/10.
Trong tuần làm việc thứ 2, nhiều nội dung quan trọng cũng được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến như công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.
Liên quan tới quy hoạch tổng thể về thủy điện (được báo cáo Quốc hội vào sáng thứ 4, 30/10), ngày 26/10, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đã họp thẩm tra báo cáo của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ đã đề xuất dừng gần một nửa trong tổng số 1.239 dự án đã được quy hoạch do hiệu quả thấp và tác động tiêu cực tới môi trường.
Kỳ họp Quốc hội thứ 6 khai mạc ngày 21/10 và kéo dài 6 tuần, bế mạc ngày 30/11.
Nguyễn Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét