Lời ngỏ

Kính thưa quý bạn đọc!

Sau khi Quốc hội phát đi lời kêu gọi góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có nhiều ý kiến góp ý công

khai được đăng tải trên mạng chính thức cũng như không chính thức, thể hiện được sự quan tâm của người dân nói chung về việc sửa đổi Hiến pháp lần này; đồng thời, thể hiện rõ tính dân chủ, minh bạch và rất thiện chí trong chủ trương lấy ý kiến đóng góp của Quốc hội...

Trong các ý kiến nêu ra, mỗi ý kiến đều thể hiện góc nhìn, quan điểm, lập trường, trình độ hiểu biết khác nhau, như vậy cũng là dịp để Quốc hội "thấy" được sự đa dạng trong các giai tầng xã hội. Chắc chắn việc tiếp thu ý kiến đóng góp sẽ không thể gom hết, bổ sung hết... mà cần phải sàng lọc, đánh giá và rút tỉa ra được cái tinh tuý vừa mang tính tiến bộ vừa mang tính phổ quát. Để làm được việc này, Quốc hội hẳn sẽ phải làm việc hết sức nghiêm túc, có trách nhiệm và khoa học.

Các ý kiến đóng góp có thể được ghi nhận để bổ sung (toàn bộ, hoặc một phần), cũng có thể chỉ để tham khảo... là công dân có trách nhiệm và có tinh thần xây dựng sẽ không lấy làm bức xúc nếu ý kiến mình chưa được ghi nhận.

Blog này được lập ra nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc hội. Với mong muốn sẽ là diễn đàn truyền tải đến bạn đọc những ý kiến mang tính xây dựng tích cực; ngược lại, cũng là cơ hội để chỉ ra những sai lầm, thiếu thiện chí từ các ý kiến góp ý được loan truyền trong thời gian qua. Chúng tôi cũng đặc biệt xin phép đăng lại bài viết từ các diễn đàn để phổ biến đến bạn đọc trước khi hỏi ý kiến tác giả, tác giả nào không đồng ý xin vui lòng phản hồi, chúng tôi sẽ rút bài viết xuống.

Trên tinh thần ấy, chúng tôi rất mong được quý bạn đọc quan tâm, ủng hộ!

Liên hệ: tanhienphap2013@gmail.com

Xin trân trọng!

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

“Cách mạng mềm” của nhóm trí thức?

Những ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao về bản dự thảo Hiến pháp mới toanh do một nhóm trí thức khởi xướng, đang vận động ký tên với sự lăng xê rầm rộ về những nhân vật “nổi tiếng” như ông Nguyễn Đình Lộc, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Tương Lai,…


Đọc bản dự thảo Hiến pháp này, ai cũng sốc vì sao mô hình giống giống Hiến pháp Mỹ từng có thời được chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa trước 1975 “sao chép”!?!


Chẳng ai sau khi đọc Bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 mà không băn khoăn tựa như ông Đông La khi gọi đây là  cuộc Lật đổ bằng chữ nghĩa, còn đài RFA thì tuyên bố thẳng thừng, đây là “cách mạng mềm” của nhóm trí thức?


Ai khởi xướng vào kiến nghị này?

Nhìn qua danh sách đầu hàng là thấy ngay những tên tuổi nổi trội với đủ kiến nghị, ký tên chung rầm rộ về phản đối nhiều quyết sách của Chính phủ, đòi trả tự do cho những người bị chính quyền bắt, xử lý về các tội chống Nhà nước, bảo vệ bất cứ ai có “lý lịch yêu nước” nhưng phải “chống Cộng cực đoan”, luôn gieo nghi ngờ về thế hệ lãnh đạo hiện nay “bán nước”,…Những việc làm của họ xem ra rất “quy củ”, “hệ thống”, “đoàn kết”…khiến có người đã bộc phát “trí thức bầy đàn”, từng tạo nên một xi-căng-đan cực đỉnh qua vụ “hố, lố” khi đòi trả tự do cho cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên với “luận cứ” từ chợ trời …Internet!


Phụ họa, PR cho bản dự thảo này là những người ký tên xuất hiện với mật độ dày dặc trên các trang tin của “lực lượng chống Cộng” ở hải ngoại, với những yêu cầu đại loại như: phải xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, Đảng cộng sản phải biết tự khẳng định mình bằng sự từ bỏ quyền lực độc tôn, cạnh tranh lành mạnh với các chính đảng khác,…Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, mới đây tuyên bố chỉ đấu tranh với cái xấu trong Đảng, để Đảng mạnh lên chứ cụ luôn yêu Đảng, bảo vệ Đảng cũng có bài hót trên “Cơ quan ngôn luận của Việt Tân” – đài CHân trời mới với lập luận tương tự


Ai ủng hộ Bản kiến nghị?

Tất nhiên là những người thuộc mô tuýp “đấu tranh dân chủ” trong nước và “lực lượng chống Cộng” tích cực ở hải ngoại. Xong có vẻ như cuộc “cách mạng mềm” này khá ỉu xìu. Ngoài bộ phận “tri thức bầy đàn” mà hầu hết “chương trình” nào cũng có mặt đứng đầu danh sách, đến nay sau nhiều tuần mới thâu được vài ba ngàn chữ ký mà non nửa đến từ … Việt kiều! Xem ra vẫn chỉ tần ấy fan, còn lâu mới so được mấy cái thỉnh nguyện thư kiểu “ tẩy chay chính quyền cộng sản” ở hải ngoại. Tội cho trí thức trong nước, phát động “cách mạng mềm” chẳng được dân chúng ủng hộ mà đến cộng đồng chống Cộng ở hải ngoại cũng …ngó lơ!


Có lẽ cái mục tiêu bằng 1/10 bản Thỉnh nguyện thư của nhóm “danh ca” Trúc Hồ khởi xướng  thì Bản kiến nghị này khó …mơ được.


Tôi có ông chú là đại tá quân đội nghỉ hưu, bộc bạch, ông được một nhân vật trong giới trí thức đó vận động ký tên, nội dung ông chỉ nghe đại loại thế thế, nhưng ông được  đặc biệt“lưu ý” về những tên tuổi như nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp này, nguyên thứ trưởng nọ,lão thành kia đều ký, nên đừng băn khoăn,…cứ đồng ý đi, họ sẽ ghi tên giúp!!! Cái kiểu vận động lấy “mồi câu” vài vị tên tuổi trong hàng “khoa bảng” làm uy đối với số các cụ hưu trí, người khiếu kiện, tôn giáo…luôn sẵn “bức xúc” trong người, lờ mờ về néc niếc, lại được “khuyến mãi” thêm cái danh sẽ sớm được …nổi tiếng toàn cầu thì đến vái cả nón.


Số phận của nó?
Trong bối cảnh, Đảng, Nhà nước đang vận động góp ý cho bản dự thảo với mục tiêu rõ ràng “không có vùng cấm nào cho các ý kiến tham gia” đã thấy đủ các ý kiến cả Việt kiều lẫn trí thức, văn sỹ, người dân…trên báo chí, từ việc đặt vấn đề “chính danh” cho Đảng, sửa Điều 4 ra sao, mở rộng quyền con người, về cơ cấu bộ máy, cơ chế kiểm soát quyền lực công,.. Khách quan cho thấy, chưa bao giờ cuộc đại mổ xẻ HIến pháp lại mạnh mẽ, rầm rộ đến thế. Các bác nguyên lãnh đạo từng có ý kiến nhạy cảm như ông Nguyễn Văn An, Nguyễn Quốc Thước, … đều được phỏng vấn, ghi nhận đóng góp với dự thảo Hiến pháp trên báo chí truyền thông Nhà nước.


Vậy nhưng, danh là các trí thức tên tuổi, những người khởi xướng, vận động cho Bản dự thảo Hiến pháp đậm mùi “dân chủ kiểu Mỹ” kia tự chọn cho mình cái lề bên ngoài, tự khép mình vào hàng ngũ góp ý thiếu tinh thần xây dựng, phá đám là chính kia thì tự họ đã bôi đen cái danh đảng viên, trí thức được trưởng thành trong chế độ. Có lẽ họ đang mong có ngày được “tự do” là một trong hàng trăm đảng phái để phân chia quyền lực với Đảng Cộng sản, ép uổng nền dân chủ kiểu Mỹ vào xã hội hàng ngàn năm “văn minh Phương Đông”với đặc thù nặng dấu ấn của sự thao túng từ hàng tá các thế lực bá quyền thế giới, hận thù dân tộc như là di sản của chính sách “chia để trị”,”dùng người Việt đánh người Việt”, với hàng chục bài học lịc sử xương máu của các cuộc lọan ly kiểu “xứ quân”.


Có lẽ chính vì kiểu “phản biện bầy đàn”, không đếm xỉa đến lợi ích số phận dân tộc sẽ đi đâu về đâu, chỉ biết đòi hỏi yêu sách nhưng lại không đưa ra được đường hướng, lộ trình, sách lược “an toàn” sau “hậu cộng sản”, máy móc cho được mô hình dân chủ kiểu Mỹ theo kiểu lấy được, nên bản dự thảo Hiến pháp của họ chắc chắn chẳng bao giờ được đại đa số dân chúng quan tâm đến.


Số phận báo trước của “cách mạng mềm” ấy là kết cục tất yếu cho những con người “khoa bảng”, những con người từng cống hiến cho thể chế nay lại học đòi Bùi Tín!


Tôi thực sự chia sẻ với băn khoăn của các blogger trong phần comment sau:


Đọc những bài viết của bác càng thấy ngao ngán cái đám "nhơn xỉ chí thức-rân trủ". Thật sự em không tài nào hình dung được cái "nền dân chủ" (nếu) được hình thành bởi một đám ô hợp, kiểu như sự pha trộn giữa Chu Hảo với Bùi Hằng, thì nó sẽ ra làm sao :-).”

Đôi khi cháu cũng thấy chán vì cứ mất thời gian nói chuyện về cái đám nhơn vô sỉ vô tích sự ấy. Nhưng quả thực xã hội còn quá nhiều người có ăn học đàng hoàng nhưng chẳng biết dùng cái đầu mình để suy xét, cứ a dua bầy đàn theo cái đám ấy. Những cái xấu thì rõ ràng là dễ làm hơn điều tốt nên họ cứ cắm đầu cắm cổ làm việc dễ.

VKL
Nguồn: Blog Võ Khánh Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét