Lời ngỏ

Kính thưa quý bạn đọc!

Sau khi Quốc hội phát đi lời kêu gọi góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có nhiều ý kiến góp ý công

khai được đăng tải trên mạng chính thức cũng như không chính thức, thể hiện được sự quan tâm của người dân nói chung về việc sửa đổi Hiến pháp lần này; đồng thời, thể hiện rõ tính dân chủ, minh bạch và rất thiện chí trong chủ trương lấy ý kiến đóng góp của Quốc hội...

Trong các ý kiến nêu ra, mỗi ý kiến đều thể hiện góc nhìn, quan điểm, lập trường, trình độ hiểu biết khác nhau, như vậy cũng là dịp để Quốc hội "thấy" được sự đa dạng trong các giai tầng xã hội. Chắc chắn việc tiếp thu ý kiến đóng góp sẽ không thể gom hết, bổ sung hết... mà cần phải sàng lọc, đánh giá và rút tỉa ra được cái tinh tuý vừa mang tính tiến bộ vừa mang tính phổ quát. Để làm được việc này, Quốc hội hẳn sẽ phải làm việc hết sức nghiêm túc, có trách nhiệm và khoa học.

Các ý kiến đóng góp có thể được ghi nhận để bổ sung (toàn bộ, hoặc một phần), cũng có thể chỉ để tham khảo... là công dân có trách nhiệm và có tinh thần xây dựng sẽ không lấy làm bức xúc nếu ý kiến mình chưa được ghi nhận.

Blog này được lập ra nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc hội. Với mong muốn sẽ là diễn đàn truyền tải đến bạn đọc những ý kiến mang tính xây dựng tích cực; ngược lại, cũng là cơ hội để chỉ ra những sai lầm, thiếu thiện chí từ các ý kiến góp ý được loan truyền trong thời gian qua. Chúng tôi cũng đặc biệt xin phép đăng lại bài viết từ các diễn đàn để phổ biến đến bạn đọc trước khi hỏi ý kiến tác giả, tác giả nào không đồng ý xin vui lòng phản hồi, chúng tôi sẽ rút bài viết xuống.

Trên tinh thần ấy, chúng tôi rất mong được quý bạn đọc quan tâm, ủng hộ!

Liên hệ: tanhienphap2013@gmail.com

Xin trân trọng!

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Quang Minh - Kiến Nghị 72, Những Con Số Biết Nói

Cảm ơn tác giả có địa chỉ email: "Quangminhvungtau@gmail.com" đã gửi cho Blog của tôi bài viết này. Đáp lại sự thiện tình của tác giả, tôi xin được đăng lại nội dung bài viết để quý độc giả cùng suy ngẫm và cho ý kiến.


Nếu thử hỏi về danh sách ký tên vào kiến nghị 72 do các “nhân sĩ bô xít” đã đăng như thế nào, thì có thể trả lời nó là một danh sách dài thược với đủ loại thành phần, từ nông dân đến nhân sĩ, trí thức. Nếu nhìn vào danh sách dài thượt ấy thì có thể cảm nhận được điều gì?. Thì có thể nói rằng, sẽ cảm nhận được nhiều điều, đặc biệt trong danh sách này có những con số còn biết nói, mà theo như “lão Bần” (banconong.blogspot.com) thì số thứ tự từ 10333 đến 10354.
Nói vậy thì những con số này biết nói được những gì?. Thứ nhất, nói lên sự cẩu thả, dối trá, thiếu khách quan trung thực của những nhân sĩ trong Bauxit Việt Nam (BVN); thứ hai là sự xem thường người dân, xem thường độc giả và nghiêm trọng hơn là xem thường sự tin tưởng của chính những người đã thật tâm muốn đóng góp ý kiến vào bản Kiến nghị này; thứ ba là nó nói lên mong muốn không chính đáng của BVN trong việc thu thập chữ ký, có nghĩa là BVN muốn có được thật nhiều chữ ký bằng mọi giá, càng nhiều càng tốt để gây áp lực với chính quyền chứ không thật sự mong muốn thông qua Kiến nghị này để mỗi người dân có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình trong việc sữa đổi Hiến Pháp… Chỉ bấy nhiêu số đó thôi cũng nói lên được bao điều, nếu (lại nếu) nhìn nhận đầy đủ vào toàn bộ danh sách kia không biết sẽ còn bao nhiêu thứ để nói, tuy không dám kết luận như “lão Bần” là có rất nhiều “ma” trong Kiến nghị 72 nhưng cũng có thể tự hỏi rằng có bao nhiêu chữ ký “thật” trong cái danh sách dài thượt ấy?.
Giật bắn người khi đọc được thông tin ấy từ “lão Bần”, cũng giận, cũng tức lắm. Tại sao những con người có trình độ như thế lại đi làm những việc như vậy?. Để xem BVN giải thích về điều này thế nào?. Giận là vậy, thật sự vẫn muốn sự việc theo một chiều hướng tích cực chứ không tiêu cực như những gì mình nghĩ. Hy vọng đó chỉ là sơ suất nhất thời của BVN, cũng có thể “lão Bần” ấy quá tinh vi nên BVN bị mắc bẫy. Nói “lão Bần” có lỗi trong việc này là không đúng vì nhờ lão ấy nên mới phát hiện sai sót và kịp thời khắc phục, nếu có lỗi thì lỗi hoàn toàn thuộc về BVN và họ nên biết ơn về điều này.
Tưởng rằng, sau khi phạm sai lầm, BVN sẽ tỏ vẻ ăn năn và nghiêm túc nhìn nhận rút kinh nghiệm như những người có văn hóa. Nhưng không ngờ, BVN đã không nhận thức được cái sai mà còn cố biện minh cho cái sai ấy bằng bài viết: "Sự bỉ ổi này thuộc về ai?". Rõ ràng khi đọc bài này thì ai cũng thấy được sự bỉ ổi này thuộc về ai rồi. Người ta chỉ nói đến sự thiếu nghiêm túc, cẩu thả của BVN trong việc đưa một danh sách chưa rõ ràng (của lão Bần) ra trước công chúng để kiến nghị với chính quyền là một sự xúc phạm đối với những người có quan tâm đến bản Kiến nghị, chưa nói đến việc còn có những dối trá, cẩu thả nào thêm nữa. Có ai nghĩ rằng, đằng sau những khẳng định hùng hồn về tính minh bạch của những chữ ký trong bản kiến nghị“Cáo bạch của trang Bauxite Việt Nam” là những việc làm cẩu thả và dối trá như vừa rồi.
Thành thật nhìn nhận thì BVN quá sức tráo trở, sự tráo trở của BVN không chỉ dừng lại ở việc không chịu nhận trách nhiệm mà còn cố tình quy chụp, quy kết “lão Bần” là “dư luận viên của đảng ta”, cố tình đá phần trách nhiệm về phía “lão Bần”. Đồng thời sử dụng những từ ngữ hết sức bất nhã để lăng mạ, hạ uy tín của “lão Bần” trước cộng đồng mạng với hy vọng vớt vác lại một phần uy tín đã mất của mình.
Những việc làm như thế này thực sự không nên và không phù hợp đối với những người như các “nhân sĩ Bauxite”, họ đều là những người có trình độ, tuy không đang đảm nhận những chức vụ quan trọng của chính quyền nhưng ít nhiều cũng có ảnh hưởng đối với một bộ phận không nhỏ quần chúng. Mỗi hành động, việc làm của họ phải là tấm gương để mọi người học hỏi chứ không nên là chủ đề để mọi người phê bình và bày tỏ sự thất vọng.
Có một lời dẫn của tác giả Kami trong bài viết “Kami - Về bài viết "Sự bỉ ổi này thuộc về ai?" của Bauxite Việt nam” được đăng lại trên Blog Bần Cố Nông như sau: "Đa phần người Việt Nam chúng ta đón nhận những ý kiến phản biện bằng sự suồng sã của con vẹt và thói hách dịch của kẻ bề trên. Nó là biểu hiện cho sự cùm trói tư duy, không chấp nhận bất cứ quan điểm nào khác chủ kiến của mình và chỉ gìn giữ những định kiến mà không cần liên hệ với giá trị hiện thời – tự coi tầm hiểu biết của mình là chân lý bất biến". Qua lời dẫn này, ta thấy được sự chính xác, thậm chí chính xác hơn bao giờ hết nếu đặt vào đúng hoàn cảnh của BVN như vừa rồi. Nếu chỉ dùng bấy nhiêu từ đấy thôi thì cũng đủ để hình dung được bộ mặt của những con người trong BVN đây. Qua đó ta cũng thấy được sự yếu kém trong tinh thần cầu thị của BVN, sự cố chấp thái quá với những lời lẽ trịch thượng của kẻ bề trên, tự xếp mình vào hàng tài giỏi và cho mình cái quyền phán xét người khác. Thử hỏi xem, với tâm thế đó liệu những người đứng đầu trong Kiến nghị 72 ấy có đủ tâm, đủ tầm để nhân danh dân chủ hay không?. Những người này có xứng đáng đại diện cho hàng ngàn người để làm một công việc vô cùng trọng đại và nghiêm túc như công cuộc góp ý sửa đổi Hiến Pháp hay không?.

Quang Minh


1 nhận xét: