Lời ngỏ

Kính thưa quý bạn đọc!

Sau khi Quốc hội phát đi lời kêu gọi góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có nhiều ý kiến góp ý công

khai được đăng tải trên mạng chính thức cũng như không chính thức, thể hiện được sự quan tâm của người dân nói chung về việc sửa đổi Hiến pháp lần này; đồng thời, thể hiện rõ tính dân chủ, minh bạch và rất thiện chí trong chủ trương lấy ý kiến đóng góp của Quốc hội...

Trong các ý kiến nêu ra, mỗi ý kiến đều thể hiện góc nhìn, quan điểm, lập trường, trình độ hiểu biết khác nhau, như vậy cũng là dịp để Quốc hội "thấy" được sự đa dạng trong các giai tầng xã hội. Chắc chắn việc tiếp thu ý kiến đóng góp sẽ không thể gom hết, bổ sung hết... mà cần phải sàng lọc, đánh giá và rút tỉa ra được cái tinh tuý vừa mang tính tiến bộ vừa mang tính phổ quát. Để làm được việc này, Quốc hội hẳn sẽ phải làm việc hết sức nghiêm túc, có trách nhiệm và khoa học.

Các ý kiến đóng góp có thể được ghi nhận để bổ sung (toàn bộ, hoặc một phần), cũng có thể chỉ để tham khảo... là công dân có trách nhiệm và có tinh thần xây dựng sẽ không lấy làm bức xúc nếu ý kiến mình chưa được ghi nhận.

Blog này được lập ra nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc hội. Với mong muốn sẽ là diễn đàn truyền tải đến bạn đọc những ý kiến mang tính xây dựng tích cực; ngược lại, cũng là cơ hội để chỉ ra những sai lầm, thiếu thiện chí từ các ý kiến góp ý được loan truyền trong thời gian qua. Chúng tôi cũng đặc biệt xin phép đăng lại bài viết từ các diễn đàn để phổ biến đến bạn đọc trước khi hỏi ý kiến tác giả, tác giả nào không đồng ý xin vui lòng phản hồi, chúng tôi sẽ rút bài viết xuống.

Trên tinh thần ấy, chúng tôi rất mong được quý bạn đọc quan tâm, ủng hộ!

Liên hệ: tanhienphap2013@gmail.com

Xin trân trọng!

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Vẫn đề nghị đổi tên nước


Nhà nước đã có chủ trương lấy ý kiến của dân thì nên tôn trọng ý kiến của dân, mặc dù đó là ý kiến trái chiều…
Vẫn đề nghị đổi tên nước
Trình Quốc hội dự thảo mới nhất trình ngày 20/5, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 giải thích, việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản giấy tờ.
Dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mới nhất không đặt vấn đề đổi tên nước, song một số vị đại biểu vẫn đề nghị đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ở tập hợp ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa được hoàn thành ngày 31/5, đoàn thư ký kỳ họp cho biết có 81ý kiến tại 19 tổ tán thành với tên nước như dự thảo.
Có 3 ý kiến ở ba tổ đề nghị đổi tên nước thành “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Đề nghị đưa 2 phương án về tên nước như trong bản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để các đại biểu quyết định là ý kiến của 3 vị tại ba tổ.
Một vị đại biểu đề nghị nghiên cứu để có một tên nước đi vào lòng bạn bè trên thế giới.
So với các nội dung khác thì tên nước cũng là nội dung được nhiều vị đại biểu thể hiện chính kiến khi thảo luận tại tổ. Trong khi có đại biểu quả quyết chỉ có một số tiểu thương quan tâm đến việc đổi tên nước thì đại biểu khác phản ánh hầu như ở cuộc tiếp xúc cử tri nào vấn đề này cũng được đề cập.
Trình Quốc hội dự thảo mới nhất trình ngày 20/5, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 giải thích, việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản giấy tờ.
Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân và bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đề lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy ban cho biết còn có một số ý kiến đề nghị đổi tên nước thành “Việt Nam”, “Việt Nam Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa”, “Việt Nam Dân chủ Xã hội chủ nghĩa”, “Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”, “Cộng hòa Nhân dân Việt Nam”, “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Việt Nam”, “Cộng hòa Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, “Cộng hòa Việt Nam” hoặc “Cộng hòa Đại Việt”…
Là thành viên Ban biên tập, có điều kiện theo sát quá trình thảo Hiến, đại biểu Dương Trung Quốc cho hay, bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp, được đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian lấy ý kiến nhân dân đã đưa ra hai phương án đổi tên nước. Lần đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án cho Quốc hội thảo luận và để người dân cùng chia sẻ. Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng, tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu.
Được đề cập ở mọi tổ thảo luận, nhiều vị đại biểu khi thể hiện quan điểm giữ nguyên tên nước đã nhấn mạnh đến yếu tố tốn kém và khó khăn khi phải thay đổi quá nhiều thứ đi kèm, nên tán thành giải trình của Ủy ban dự thảo. Một số ý kiến cho rằng, nếu quay trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì dễ dẫn tới hiểu nhầm, không kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
Một số vị đại biểu cũng lo ngại về những hệ lụy không nhỏ khi phải thay đổi cả đồng tiền, vì “trong bối cảnh hiện nay nếu đổi tiền sẽ thành loạn”.
Tuy nhiên, đã là ý dân thì khó cũng phải thực hiện chứ không nên giải thích là do tốn kém lại là quan điểm của một số đại biểu khác.
Bên cạnh tên nước, liên quan tới các nội dung khác được nhân dân quan tâm góp ý nhiều chiều như điều 4, trưng cầu dân ý về Hiến pháp… cũng được nhiều đại biểu quan tâm bàn thảo.
Phê việc lấy ý kiến còn cập rập, bị động, chất lượng chưa cao, một số vị đại biểu cho rằng, ý kiến của người dân thì nhiều nhưng tiếp thu thì không được bao nhiêu, dự thảo không có thay đổi lớn, chủ yếu là chỉnh lý về kỹ thuật. Hơn nữa, một số nội dung giải trình chưa thật sự thuyết phục và thấu đáo.
Nhiều vị đại biểu ở các tổ khác khau đề nghị, để tiếp tục hoàn thiện, cần tập trung mọi nguồn lực, giải trình kỹ lưỡng, đầy đủ và phuyết phục hơn những ý kiến đóng góp của nhân dân. Nhà nước đã có chủ trương lấy ý kiến của dân thì nên tôn trọng ý kiến của dân, mặc dù đó là ý kiến trái chiều, còn chấp nhận ý kiến đó hay không thì do Quốc hội quyết định.
“Tất cả góp ý của nhân dân đều phải đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội”, báo cáo phản ánh ý kiến của đại biểu Quốc hội.
NGUYÊN THẢO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét