Lời ngỏ

Kính thưa quý bạn đọc!

Sau khi Quốc hội phát đi lời kêu gọi góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã có nhiều ý kiến góp ý công

khai được đăng tải trên mạng chính thức cũng như không chính thức, thể hiện được sự quan tâm của người dân nói chung về việc sửa đổi Hiến pháp lần này; đồng thời, thể hiện rõ tính dân chủ, minh bạch và rất thiện chí trong chủ trương lấy ý kiến đóng góp của Quốc hội...

Trong các ý kiến nêu ra, mỗi ý kiến đều thể hiện góc nhìn, quan điểm, lập trường, trình độ hiểu biết khác nhau, như vậy cũng là dịp để Quốc hội "thấy" được sự đa dạng trong các giai tầng xã hội. Chắc chắn việc tiếp thu ý kiến đóng góp sẽ không thể gom hết, bổ sung hết... mà cần phải sàng lọc, đánh giá và rút tỉa ra được cái tinh tuý vừa mang tính tiến bộ vừa mang tính phổ quát. Để làm được việc này, Quốc hội hẳn sẽ phải làm việc hết sức nghiêm túc, có trách nhiệm và khoa học.

Các ý kiến đóng góp có thể được ghi nhận để bổ sung (toàn bộ, hoặc một phần), cũng có thể chỉ để tham khảo... là công dân có trách nhiệm và có tinh thần xây dựng sẽ không lấy làm bức xúc nếu ý kiến mình chưa được ghi nhận.

Blog này được lập ra nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc hội. Với mong muốn sẽ là diễn đàn truyền tải đến bạn đọc những ý kiến mang tính xây dựng tích cực; ngược lại, cũng là cơ hội để chỉ ra những sai lầm, thiếu thiện chí từ các ý kiến góp ý được loan truyền trong thời gian qua. Chúng tôi cũng đặc biệt xin phép đăng lại bài viết từ các diễn đàn để phổ biến đến bạn đọc trước khi hỏi ý kiến tác giả, tác giả nào không đồng ý xin vui lòng phản hồi, chúng tôi sẽ rút bài viết xuống.

Trên tinh thần ấy, chúng tôi rất mong được quý bạn đọc quan tâm, ủng hộ!

Liên hệ: tanhienphap2013@gmail.com

Xin trân trọng!

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

'Giữ điều 4 Hiến pháp là phù hợp nguyện vọng của dân'

Theo ông Phan Trung Lý, quy định như trong điều 4 là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Báo cáo tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về sửa đổi Hiến pháp sáng 13/3, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý cho hay, hầu hết ý kiến đồng tình với những nội dung chính của dự thảo. Đối với vai trò lãnh đạo của Đảng tại điều 4, cơ bản các ý kiến tán thành như trong dự thảo. Một số ý kiến đề nghị làm rõ quy định Đảng, các tổ chức đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và phải ban hành luật về Đảng.
Ban biên tập dự thảo cho rằng, quy định như trong điều 4 là phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình mới.
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý (phải) và Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tại buổi hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Về vấn đề bảo vệ Tổ quốc, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết , một số ý kiến đề nghị cân nhắc không quy định quá cụ thể về việc "lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam".
"Ở Việt Nam, lực lượng vũ trang là công cụ của Đảng và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cũng đã chứng minh, lực lượng vũ trang luôn luôn trung thành với Đảng và cũng chỉ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng thì lực lượng này mới thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, chế độ. Vì vậy, quy định của Hiến pháp về nội dung này là phù hợp và cần thiết", ông Lý nói.
Liên quan đến nội dung về đất đai, có ý kiến đề nghị nên quy định chế độ sở hữu tư nhân hoặc đa sở hữu về đất đai. Song, theo quan điểm thống nhất của Ban biên tập, từ Hiến pháp 1980 đến nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Đây là quy định nhằm bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với đất đai, nguồn tư liệu sản xuất quan trọng và lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia; đồng thời hoàn toàn phù hợp với thực tiễn quản lý đất đai của Việt Nam.
Điểm mới cơ bản trong lần sửa đổi này là việc hiến định nguyên tắc "quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ”. "Điều này vừa thể hiện thái độ tôn trọng, bảo vệ nhà nước đối với quyền cơ bản của công dân, vừa tạo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục phòng, chống và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai", ông Lý cho hay.
Trước một số ý kiến cho rằng, nếu Hiến pháp quy định việc nhà nước thu hồi đất phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội thì rất dễ dẫn đến tùy tiện, lạm quyền, mâu thuẫn với việc bảo hộ quyền tài sản của người dân về đất đai, ông Lý cho rằng, đây là một ý kiến cần được tiếp thu nghiên cứu để có phương án hợp lý trình Quốc hội xem xét quyết định.
Với 3 thiết chế hiến định độc lập gồm Hội đồng Hiến pháp, Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia, hầu hết ý kiến tán thành với việc bổ sung 3 cơ quan này. Song, một số ý kiến đề nghị thay đổi Hội đồng Hiến pháp bằng chế định Tòa án Hiến pháp và có quyền phán quyết đối với những hành vi vi phạm Hiến pháp. Cũng có ý kiến đề nghị không cần thiết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia mà nên có một tổ chức tương đương như Ban công tác đại biểu Quốc hội để tránh cồng kềnh. Ban biên tập cho rằng, cùng với việc tiếp tục phát huy hiệu quả của cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành thì việc bổ sung thiết chế Hội đồng bảo hiến là rất cần thiết.
Về đề xuất người dân phải có quyền phúc quyết Hiến pháp, theo Biên tập, quy định như hiện nay là phù hợp. Người dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, thông qua Quốc hội, HĐND. Quy định như dự thảo cũng đã thể hiện được đầy đủ chủ quyền nhân dân...
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về sửa đổi Hiến pháp sẽ kéo dài đến hết ngày 14/3.
Nguyễn Hưng

2 nhận xét:

  1. Dân nào ủng hộ giữ điều 4? Tôi thách các ông cho vote một cách thẳng thắng trên mạng thông qua một trang nổi tiếng nào đấy như vnexpress chẳng hạn? Nếu kết quả là đa số thì dân chúng tôi xin phục mấy ông. Dám không?

    Trả lờiXóa
  2. Bạn Nacdanh "chơi khó" "đảng ta" rùi! Mọi cơ quan truyền thông thì đảng nắm, đảng cho ai nói thì ngưới đó được nói-mà phải nói như đảng muốn... Có chỗ nào cho dân được nói như dân muốn đâu mà "đòi"... Hì hì...

    Trả lờiXóa